Fabric là gì? Làm sao để nhận biết được Fabric?
sanphamtot.danhgia@gmail.com Lán Bè, Lam Sơn, Lê Chân, Hải Phòng 0888903788

Fabric là gì? Làm sao để nhận biết được Fabric?

Khi mua sắm quần áo, chắc hẳn bạn đã nhiều lần thấy từ “Fabric”. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu loại vải Fabric này là gì và cách phân biệt loại vải này chưa? Trong bài viết này, Sản Phẩm Tốt sẽ cùng bạn tìm kiếm câu trả lời cho 2 câu hỏi Fabric là gì? Làm sao để nhận biết được Fabric nhé!

Fabric là gì?

Fabric là gì?

Fabric là gì?

Fabric là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp may mặc, dùng để chỉ một chất liệu vải được làm từ sợi dệt hoặc không dệt bằng nhiều kỹ thuật khác nhau như dệt, móc, đan… Nhưng được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay vẫn là phương pháp dệt. 

Các sợi Fabric được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, có thể kể đến như thực vật, lông động vật, côn trùng và thậm chí là từ dầu thô. Trong đó, sợi vải được lấy từ thực vật là phổ biến nhất, thường là cây tre, cây thông, cây vân sam… và cho ra các loại vải như lanh, cotton, rayon… Sợi Fabric lấy từ lông động vật thường là các chất liệu như vải len, cashmere, alpaca, vải lụa. Còn Fabric lấy từ dầu thô thường là các loại sợi được tạo thành dựa trên Polymer như sợi nylon, polyester, modacrylic…

Fabric là gì?

Fabric là gì?

Xem thêm: Bộ sưu tập Thời trang – Phụ kiện hot năm 2023

Công dụng của Fabric

Fabric là một loại chất liệu đặc biệt, được sử dụng phổ biến trong đời sống hàng ngày của chúng ta, đặc biệt là trong ngành công nghiệp may mặc. Vậy chính xác Fabric được ứng dụng trong đời sống của chúng ta như thế nào?

Fabric là gì?

Fabric là gì?

Ứng dụng trong may mặc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm quần áo, phụ kiện được làm từ Fabric. Sợi Fabric có thể được ứng dụng để làm áo phông, áo đồng phục, áo len, khăn quàng cổ, tất, đồ lót… Thậm chí, loại vải này còn có thể được ứng dụng để may quần áo lao động, sản xuất dây thừng hay lưới đánh bắt cá.

Xem thêm  15 Cách phối đồ mùa đông cực cá tính, cuốn hút cho các chị em

Ứng dụng làm chất liệu cho phụ kiện di động

Ưu điểm của Fabric là có độ bền và chịu nhiệt tốt, khả năng kháng nước, kháng bẩn cũng khá ổn định. Do đó, nhiều thương hiệu lớn như Zagg, Energizer… đã sử dụng Fabric làm chất liệu cho vỏ của pin sạc dự phòng. Việc sử dụng vải Fabric giúp cho pin sạc dự phòng trở nên sang trọng, thanh lịch hơn, hạn chế việc bám vân tay và trầy xước cho sản phẩm, đồng thời còn chống thấm nước và chống va đập, giúp bảo vệ sản phẩm tốt hơn.

Một số loại vải Fabric thường gặp

Vải sợi cotton

Vải sợi cotton là một loại sợi được lấy từ thực vật, phổ biến nhất là cây bông và cây thông. Loại vải này có khả năng thấm hút cực tốt, tạo sự thoáng mát và thân thiện với da của người mặc. Chính vì những ưu điểm này mà vải sợi cotton thường được sử dụng để sản xuất quần áo cho trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, loại vải này lại khó giữ nếp, dễ bị nhăn và bám bụi bẩn. Bên cạnh đó, độ bền cũng không cao, dễ gặp phải trường hợp bị đồ bị giãn sau một thời gian sử dụng.

Vải sợi lụa

Sợi lụa là một loại vải mịn, mỏng, được làm từ kén của con tằm. Loại sợi vải này cực kì được nhiều người yêu thích bởi độ bóng mượt, mềm mịn của nó. Ngoài ra, loại sợi này cũng khá nhẹ, có khả năng thấm hút cực tốt, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người mặc.

Xem thêm  Top 5 Vali kéo xách tay thời thượng, chất lượng, bền bỉ

Tuy nhiên, loại sợi này lại có một nhược điểm là dễ bị co rút, dễ bị nhăn và bạc màu nếu tiếp xúc với nhiệt độ quá cao. Do vậy, khi dùng các sản phẩm làm từ lụa, bạn nên hạn chế để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Vải sợi len

Sợi len thường được làm từ lông của các loài động vật, phổ biến nhất là lông cừu và lông dê. Loại vải này có đặc điểm là nhẹ, xốp, dễ hút nước và không bị nhăn. Bên cạnh đó, khả năng giữ nhiệt của vải sợi len rất tốt nên thường được ứng dụng để sản xuất đồ mùa đông.

Nhược điểm của loại vải này là dễ bị phá hủy bởi nấm mốc và vi khuẩn. Ngoài ra, khi sử dụng vào mùa khô như mùa đông hay xảy ra trường hợp tích điện.

Vải sợi tổng hợp

Vải sợi tổng hợp là một loại sợi vải được làm từ Polymer, một loại hợp chất được tổng hợp từ dầu thô, than đá, khí đốt… Polymid, PVA hay PU là một số loại vải sợi tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong may mặc và sản xuất. Ví dụ như Polymid được dùng để làm vải dệt may, PVA dùng để may quần áo lao động, sản xuất lưới đánh cá, dây thừng, còn PU được ứng dụng trong sản xuất các trang phục thể thao, đồ lót…

Vải sợi nhân tạo

Vải sợi nhân tạo là loại sợi vải có nguồn gốc từ thiên nhiên, có hàm lượng xenlulozơ cao như tre, nứa, gỗ. Chúng thường được kết hợp với một số hợp chất hóa học để có thể kéo thành sợi và dệt thành vải. Viscose và Acetate chính là hai loại vải sợi nhân tạo thường thấy nhất.

Xem thêm  15 Cách phối đồ với boots sang trọng , cá tính cho chị em

Cách nhận biết Fabric

Nhiều người thường nhầm lẫn Fabric với Textile – một thuật ngữ tiếng Latin có nghĩa là ngành dệt may. Tuy nhiên, trên thực tế, Fabric và Textile lại thuộc hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. 

Về chất liệu, Fabric có thể được làm từ sợi dệt hoặc sợi không dệt, còn Textile có thể làm từ sợi, làm từ vải hoặc kết hợp hai chất liệu này với nhau.

Về thuật ngữ, Fabric được sử dụng cho quần áo, còn thuật ngữ Textile sẽ rộng hơn, được áp dụng cho toàn bộ ngành công nghiệp may mặc, thời trang.

Về công dụng, Fabric là một loại vải để may quần áo, là một sản phẩm đã hoàn thành, còn Textile là vải dệt, có thể là một sản phẩm đã hoặc chưa hoàn thành và không có công dụng cụ thể.

Ngoài ra, tất cả các loại Fabric (vải sợi) đều là Textile (dệt may), nhưng Textile lại không phải là Fabric.

Fabric là gì?

Fabric là gì?

Xem thêm: Những mẫu giày Vans tốt, được ưa chuộng nhất

Như vậy, qua bài viết vừa rồi, Sản Phẩm Tốt đã cùng bạn giải đáp hai câu hỏi Fabric là gì? Làm sao để nhận biết được Fabric. Hi vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm kiến thức về các loại vải thường dùng trong ngành công nghiệp may mặc để hiểu rõ hơn về những trang phục mình hay mua nhé!

Contentseo
We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

sanphamtot.vn
Logo
Register New Account
Shopping cart